Posted by : Đạt Blogger
Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017
Mọi hoạt động của cơ thể con người đều phải giữ thăng bằng, nên cũng vì thế mà bóng tập thăng bằng bosu ra đời với nhiệm vụ cải thiện thăng bằng cho mọi người.
Theo nghiên cứu thì các huấn luyện viên rất hay lựa chọn các bài tập tăng tính thăng bằng cho chương trình tập luyện của mình. Và bài tập trên bóng bosu được ưu tiên lựa chọn nhằm giúp mọi người phối hợp được cơ bắp và thần kinh để luôn giữ được thăng bằng trên bất cứ một địa hình nào.
Cấu tạo cơ bản của bóng bosu |
1. Cấu tạo của bóng bosu
Bóng bosu được thiết kế thành hình vòm, gồm một mặt bóng cao su đặt trên khung nhựa chắc chắn. Khi muốn đặt bóng cố định trên mặt phẳng bạn có thể đặt phần mặt bóng lên trên và khung úp xuống dưới. Còn khi muốn tạo địa hình bạn có thể lật phần mặt bóng xuống sàn để tạo địa hình không bằng phẳng.
Bóng bosu được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ giãn cơ và cải thiện thăng bằng cơ thể. Thậm chí ở một số bệnh viện còn sử dụng bóng bosu để tập các bài plyometrics để phục hồi chức năng và tăng cường sức khỏe.
2. Bóng bosu hỗ trợ tập luyện thăng bằng và tập luyện cường độ cao.
Bóng bosu thường được đưa vào tập luyện khi bạn đã nắm chắc được các bài tập khi trên mặt phẳng, nhằm tăng độ khó của bài tập. Trong suốt quá trình luyện tập bạn phải điều chỉnh trọng tâm cơ thể liên tục để giữ thăng bằng. Nếu các bài tập spuats, hít đất, lunges bạn đã thuần thục thì hãy thử sức với bóng bosu xem. Không đơn giản như bạn nghĩ đâu.
Bài tập hít đất với bóng bosu |
3. Nhiều bài tập thăng bằng với bóng bosu
Bài tập đứng thăng bằng trên bóng bosu |
Xem thêm: Các bài tập với bóng tập giữ thăng bằng Bosu
Có rất nhiều bài tập với bóng bosu như chạy trên bóng, hít đất trên bóng, tập bụng dựa lưng trên bóng... Những thay đổi trong quá trình luyện tập sẽ kích thích cơ thể thích ứng với những bài tập mới. Quan trọng hơn cả là chúng đem lại cảm giác rất mới lạ và thú vị cho bạn đấy.